Vietnam
HÃY SỐNG NHƯ MÌNH ĐƯỢC SỐNG. BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG.HẠI NƯỚC,HẠI DÂN MỚI LÀ KẺ THÙ CỦA DÂN TỘC!

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Báo Nga ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên bang Nga ngày 2/9 đăng bài "Niềm tự hào của nhân dân Việt Nam" và ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ca ngợi vị Đại tướng tài năng và đức độ của quân đội và nhân dân Việt Nam.
Mô tả ảnh.
Ảnh: Internet
Bài báo nhắc lại sự kiện cách đây 65 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được giao trọng trách Bộ trưởng Nội vụ khi mới 35 tuổi. Một năm sau, ông chuyển sang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Bài báo nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong bối cảnh vừa tổ chức lễ mừng sinh nhật lần thứ 100 của nhà lãnh đạo quân sự tài ba Võ Nguyên Giáp.
Bài báo đã điểm lại quãng đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; đánh giá cao những đóng góp của Đại tướng trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và cho biết cuốn sách "Chiến thắng Điện Biên Phủ" của Đại tướng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Nga.
Bài báo dẫn lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "kiến trúc sư góp phần làm nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam", đồng thời nêu bật công lao của Đại tướng trong sự nghiệp xây dựng hòa bình của Việt Nam, trước hết trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Bài báo khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những đóng góp to lớn vào thành công của chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng Phạm Tuân cũng như sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật Việt - Xô.
Bài báo kết luận: Mặc dù nghỉ hưu ở tuổi 80, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn miệt mài đóng góp cho sự nghiệp phát triển quân đội và đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng thế hệ trẻ yêu nước Việt Nam cũng như thúc đẩy tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới, trong đó có nhân dân Nga.
Theo TTXVN

GSNgô Bảo Châu không lấy tên mình đặt tên quỹ khuyến học

- Chiều ngày 3/9, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi giới thiệu sự ra đời quỹ khuyến học mang tên: "Quỹ vì tinh thần hiếu học" (Theo sáng kiến của GS Ngô Bảo Châu). Hiện tại, chưa có thông tin cuối cùng về số tiền của quỹ, ngoại trừ số tiền được giải thưởng Fields của GS  được đóng góp hết cho quỹ là 15.000 đô la Canada. Những người nằm trong ban sáng lập quỹ chưa được thông qua chính thức.


GS Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu
Điều đặc biệt ở quỹ học bổng "Quỹ vì tinh thần hiếu học" là không định làm cái gì to lớn trước, mà làm thật tốt những việc nhỏ, trao đúng tiền cho những người đang thực sự cần đến nó cũng như các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, quỹ không tài trợ cho các bạn sinh viên ra nước ngoài học tập được vì hiện tại chưa đủ khả năng tài chính.
Dự kiến, GS Ngô Huy Cẩn, bố của GS Ngô Bảo Châu là Giám đốc điều hành quỹ, GS Hà Huy Khoái là Chủ tịch Hội đồng khoa học của quỹ. GS Bành Tiến Long, Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước là đại diện bảo trợ cho quỹ.
GS Ngô Bảo Châu cho biết, việc làm quỹ này nhanh chóng vì đây là một thời điểm rất hiếm hoi, khi huy chương Fields được trao cho một công dân Việt Nam và rộng hơn là một công dân của một nước đang phát triển. Vì vậy, nó có thể là sự cổ vũ rất lớn cho thế hệ trẻ. 
"Chúng tôi không đặt trọng tâm vào việc quyên được nhiều, mà muốn làm thật tốt, trên cơ sở công khai và minh bạch, có kiểm toán độc lập. Chúng tôi mong muốn làm sao cho số tiền quyên góp được trao đúng cho các bạn có thành tích học tập xuất sắc, có hoàn cảnh khó khăn. Tư tưởng của quỹ là chúng tôi cố gắng làm tốt chứ không làm nhiều".
Sự khác biệt của quỹ là sẽ có một Hội đồng khoa học hoạt động độc lập. Hội đồng khoa học này có thẩm quyền duy nhất và tuyệt đối trong việc lựa chọn đối tượng được trao học bổng cũng như lựa chọn người đỡ đầu cho sinh viên nhận học bổng.
Nếu như các thủ tục thành lập được nhanh chóng thì dự kiến, đến tháng 12/2010, quỹ sẽ bắt đầu trao học bổng đầu tiên cho  các bạn học sinh, sinh viên.
Bước đầu, quỹ sẽ tài trợ cho hai đối tượng: Học sinh thi đại học điểm cao, các sinh viên có kết quả xuất sắc nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đối với đối tượng này, tiêu chí “học giỏi” và tiêu chí “hoàn cảnh khó khăn” được coi trọng như nhau.
Đối tượng thứ hai là sinh viên, nghiên cứu sinh trong nước. Với đối tượng này, tiêu chí “học giỏi” được ưu tiên hơn tiêu chí “hoàn cảnh khó khăn”. GS Châu có nhấn mạnh thêm là học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách cũng thuộc diện được xét nhận tài trợ học bổng.
Người nhận học bổng có trách nhiệm báo cáo kết quả học tập từng kỳ học cho quỹ.
Ngoài việc tặng học bổng, quỹ sẽ có trách nhiệm tìm một giảng viên đại học làm người đỡ đầu cho sinh viên được nhận học bổng. GS Ngô Bảo Châu cho biết, đây là một nét khác biệt nhiều so với những quỹ khuyến học khác và cũng giống như ở một số nước phát triển.
Người đỡ đầu có vai trò tư vấn cho sinh viên học hành một cách tốt nhất, gợi mở hướng đi trong học tập của sinh viên. Sự hướng dẫn và khuyến khích của người đỡ đầu cũng quan trọng không kém phần vật chất.
GS Ngô Bảo Châu nói: "Để cho hoạt động được lâu dài, chúng tôi không trả tiền cho người đỡ đầu, vì nguyên tắc thiện nguyện là chính, chúng tôi cung cấp 1 số trong khả năng tài chính hạn hẹp của Quỹ, để hỗ trợ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ. Chúng tôi muốn làm sao kết hợp các nhân tố tốt trong xã hội để họ cùng phát triển được tiềm năng của bản thân mình".
Người đỡ đầu, phải là những giảng viên có uy tín, có tâm huyết với việc đào tạo, hỗ trợ sinh viên và có chuyên môn gần với chuyên môn mà sinh viên đang theo học, có trách nhiệm hướng dẫn định hướng cho sinh viên, xác nhận báo cáo kết quả học tập của sinh viên và đưa ra nhận xét làm cơ sở cho việc tiếp tục cấp học bổng cho năm tiếp theo.
Quỹ cũng chấp nhận đóng góp hiện vật làm phần thưởng cuối năm cho các HS, SV nhận tài trợ của quỹ và có kết quả học tập xuất sắc.
Cuộc họp trù bị của quỹ "Vì tinh thần hiếu học" theo sáng kiến của GS. Ngô Bảo Châu có sự hiện diện của lãnh đạo và đại diện nhiều đơn vị như Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Tập đoàn Tuần Châu, các cơ quan truyền thông...
Về đối tượng nhận bảo trợ: Hội đồng khoa học của quỹ sẽ hoạt động độc lập, có thẩm quyền duy nhất và tuyệt đối trong việc lựa chọn đối tượng được trao học bổng cũng như lựa chọn người đỡ đầu cho sinh viên nhận học bổng.
Quỹ bao gồm Hội đồng quản lý quỹ, Hội đồng khoa học, Giám đốc điều hành quỹ và các bộ phận chuyên môn.
Giám đốc điều hành có trách nhiệm điều hành chung các hoạt động thường xuyên của quỹ. Giám đốc điều hành do Chủ tịch quỹ đề xuất và được Hội đồng quản lý quỹ chấp nhận.
Danh sách Hội đồng khoa học do Chủ tịch hội đồng khoa học và Giám đốc điều hành đề xuất và được Hội đồng quản trị chấp nhận.
Thành viên Hội đồng khoa học không nhận thù lao từ quỹ, nhưng được cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, trong khả năng tài chính của quỹ.
Hội đồng quản lý quỹ bao gồm thành viên đại diện cho các nhà tài trợ chủ chốt và thành viên cho Chủ tịch quỹ quy định.
Hội đồng quản lý quỹ quy định mức học bổng phát cho sinh viên, mức kinh phí hỗ trợ hoạt động khoa học cho những người đỡ đầu sinh viên nhận học bổng.
Hội đồng quản lý quỹ đưa ra kế hoạch vận động tài trợ cho quỹ.
Về hoạt động thường niên: Hàng năm sẽ có ba sự kiện chính:
Thông báo rộng rãi về quy chế cấp học bổng của quỹ, thời hạn nộp và xét hồ sơ.
Công bố kết quả tuyển chọn.
Tổ chức một buổi liên hoan chung vào cuối mỗi năm học, với sự tham gia của các nhà tài trợ, các thành viên hội đồng khoa học, các sinh viên nhận học bổng và người đỡ đầu. Đây là dịp để quỹ khen thưởng các sinh viên có kết quả xuất sắc và bày tỏ sự trân trọng đối với các nhà tài trợ, thành viên hội đồng khoa học và người nhận đỡ đầu cho sinh viên. Đây cũng là dịp kêu gọi đóng góp vào quỹ cho năm theo.

  • Hương Giang

Để dân trao quyền mà không mất quyền

Làm cho Hiến pháp thực sự là bộ luật cao nhất, quan trọng nhất chỉ đạo sự vận hành đời sống xã hội, là minh chứng sống động về trình độ dân chủ và văn minh mà dân ta đạt được.
LTSĐảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là Nhà nước mà mọi tổ chức, hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình.
Quốc khánh năm nay, đánh dấu 65 năm lập quốc, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của GS Tương Lai vừa gửi tới có tựa đề: Nhân ngày Quốc khánh nghĩ về Hiến pháp để bạn đọc cùng thảo luận.

Những trải nghiệm thực tiễn của 65 năm qua, kể từ Cách mạng Tháng Tám 1945, càng thấm thía một điều mà ngày 3/9/1945, tức là chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã nêu lên: "Trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ"1.
Để loại bỏ tận gốc ách chuyên chế dưới mọi hình thức nhằm thực hiện tự do dân chủ trong đời sống cụ thể của người dân, chứ không chỉ bằng những câu chữ trong văn bản hay trong những lời rao giảng, thì phải hiểu rõ ý nghĩa của Hiến pháp trong đời sống của một dân tộc trong một quốc gia độc lập. Một nền độc lập đã được giành lại bằng núi xương, sông máu của nhiều thế hệ Việt Nam.
Hiểu rõ để đấu tranh cho Hiến pháp được thực thi trong cuộc sống thường nhật của mỗi công dân, mỗi cộng đồng và toàn xã hội. Hiểu rõ để không một cá nhân, một tổ chức nào được đứng trên Hiến pháp vì, đúng như sự khẳng định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp "Hiến pháp là sự biểu hiện tập trung nhất ý chí của một dân tộc, kỷ cương của một đất nước"2. Làm cho Hiến pháp thực sự là bộ luật cao nhất, quan trọng nhất chỉ đạo sự vận hành đời sống xã hội, là minh chứng sống động về trình độ dân chủ và văn minh mà dân ta đạt được.
Vì thế, nghiêm cẩn thực thi Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp đang là một đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đoạn lịch sử của những thách thức và vận hội chưa có tiền lệ.
"Quyền hành và lực lượng đều nơi dân"
Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị sửa một cách cơ bản một số điều của Hiến pháp hiện hành để có thể cải cách các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân....
Đề cập đến đòi hỏi này, cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đưa ra được những ý tưởng đáng chú ý: "Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân... Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa"3.
Vì rằng, "chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác... Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến pháp song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó". Ấy vậy mà, "bản chất của thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa là quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước"4.
Thực ra, để là một Hiến pháp đích thực như ý nghĩa cần có của nó, thì đó là lời tuyên bố của cả dân tộc sống trong một quốc gia nhằm khẳng định ý chí và bản lĩnh của dân tộc đó trước thế giới. Thông thường thì "Lời nói đầu" của Hiến pháp thể hiện tập trung, súc tích và rõ ràng nhất điều đó. Có thể nêu một ví dụ về lời nói đầu của Bản Hiến pháp Hoa Kỳ, "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người" như lời thẩm định của William Ewart Gladstone, Thủ tướng nước Anh (1809 - 1898) về bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử.
Từ khi có hiệu lực năm 1789, bản Hiến pháp này đã là mô hình tham khảo để xây dựng hiến pháp của nhiều quốc gia phương Tây khác. Bởi lẽ đó là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 17/9/1787 dựa trên tư tưởng của Montesquieu, nhà Khai sáng Pháp thuộc thế hệ thứ nhất. Vì sao?
Vì chính Montesquieu đã chuẩn bị về mặt lý luận cho một cuộc cách mạng xã hội khởi nguồn từ hệ thống triết học chính trị về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, đáp ứng được nhu cầu bức thiết phải phế bỏ quyền lực chuyên chế để đi đến một quyền lực chính trị mới, phi chuyên chế. Vì thế, có thể nói nền, dân chủ pháp trị là sự kết tinh toàn bộ tư tưởng về bình đẳng, tự do, dân chủ của Montesquieu. Cho nên, nói về nhà nước pháp quyền, về dân chủ pháp trị, tất yếu không thể bỏ qua những gì, mà bằng lý luận, Montesquieu đã xây dựng nên.
Lời mở đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ nêu ra lý do lập hiến đã liệt kê 5 mục đích của Hiến pháp: 1. nhằm xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn; 2. Thiết lập công lý; 3.Tạo dựng phòng thủ chung để chống ngoại xâm; 4.Thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối; 5.Giữ vững nền tự do.
Bản Hiến pháp này đã thể hiện một cách trung thành Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776, thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản trong việc xây dựng một nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Biết như thế, chúng ta sẽ hiểu thêm vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ.
Không đứng ở tầm cao văn hóa để vận dụng những thành tựu của tri thức loài người vào thực tế đất nước sẽ không có được ứng xử như vậy. Và cũng xin được lưu ý rằng, trong những bước khởi đầu sự nghiệp cứu nước của mình, trong "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" gửi đến Hội nghị Vécxây năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã đòi "thay đổi chế độ sắc luật bằng chế độ luật...".
Và điều thứ 7 của "Việt Nam yêu cầu ca" trong yêu sách đó là "Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền"5. Và rồi trong "Nhời hô hoán cùng Vạn Quốc hội" [Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Hội Quốc liên năm 1926] đã có đề ra "... Sắp xếp không "xin ban hành" mà tự mình "sắp xếp lấy" một nền hiến pháp theo như những lý tưởng dân quyền luật...".
Gợi lên những ý này cốt nói rõ tính hệ thống và nhất quán trong tư duy của Hồ Chí Minh về Hiến pháp và pháp luật.
Là người đặt nền móng xây dựng "Nhà nước pháp quyền" ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảm đương trọng trách "Trưởng Ban soạn thảo" Hiến pháp năm 1946. Câu đầu tiên của Hiến pháp tại Điều 1, Chương I: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp , tôn giáo"? có ý nghĩa như một nguyên lý, phải chăng đó là sự nhắc lại tư tưởng quan trọng nhất của Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. Nguyên lý này xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh: "quyền hành và lực lượng đều nơi dân".
Quyền lực thống nhất ở nhân dân và chỉ ở nhân dân chứ không có ở bất kỳ một tổ chức đại diện nào khác. Hiến pháp năm 1946 ghi rõ: "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Hiến pháp năm 1992 xác định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Cần lưu ý: "cao nhất" chứ không phải là "toàn bộ". "Toàn bộ" quyền, chỉ thuộc về dân và dân có thể trao quyền đó cho những cơ quan quyền lực hoặc cá nhân đảm trách. Chẳng hạn như, Quốc hội được trao một số quyền hạn, Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng vậy. Rõ ràng, quyền của những cơ quan và cá nhân đó là của dân và do dân trao cho họ. Dân trao quyền bằng sự kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Pháp quyền ở trên nhà nước
Làm thế nào để dân trao quyền mà không mất quyền, các cơ quan nhà nước và cá nhân được trao quyền mà không tiếm quyền của dân, đấy là vấn đề quyết định nhất và cũng là cam go nhất trong việc xây dựng nhà nước của ta từ trước đến nay. Vấn đề này không chỉ đặt ra cho riêng nước ta, mà là vấn đề gây tranh luận triền miên của những người đi tìm dân chủ và tự do trên toàn thế giới.
Trong tiến trình phát triển lịch sử của loài người, "nhà nước chỉ là một dấu ngoặc đơn của lịch sử" như tên gọi của một cuốn sách. Xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm, song nhà nước thì mới xuất hiện chỉ có 6.000 năm. Và như tiên đoán của C. Mác, với tiến trình lịch sử, nhà nước rồi sẽ tiêu vong, còn xã hội loài người sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển! Học thuyết về "Nhà nước pháp quyền" ra đời từ thế kỷ XVIII, với một quá trình thăng trầm, thậm chí đã có lúc bị quên lãng trong một thời gian dài. Vấn đề cơ bản nhất và cũng là tư tưởng chủ đạo của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước.
Theo nguyên lý của tư tưởng pháp quyền đó, nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập". Mục đích của sự phân quyền đó là: trong cơ cấu quyền lực có sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau nhằm tránh sự độc quyền, lạm quyền. Nhà nước và công chức chỉ làm được những điều luật pháp cho phép còn dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luật pháp không cấm.
Để đảm bảo dân trao quyền mà không mất quyền thì công việc của nhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân. Dân có quyền tham gia vào việc hoạch định pháp luật, giám sát và kiểm soát. Quan trọng nhất là quyền phúc quyết Hiến pháp qua trưng cầu dân ý.
Toàn bộ những ý tưởng lớn đó được xác lập từ sự phân biệt giữa "nhà nước pháp quyền" với tất cả các kiểu loại nhà nước trước đó trong lịch sử loài người. Nền tảng được xác lập để phân biệt thật rạch ròi chỉ ở một điểm: với nhà nước pháp quyền, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đều thuộc về dân. Đây là xuất phát điểm để xác lập sự khác biệt căn bản giữa nhà nước pháp quyền với các kiểu loại nhà nước không pháp quyền.
Với nhà nước không pháp quyền, mệnh lệnh được ban ra trực tiếp từ chủ thể nắm giữ quyền lực dưới các hình thức như chiếu chỉ, sắc dụ, sắc lệnh, nghị quyết... thành văn bản hay mệnh lệnh được phát ngôn, đều là những mệnh lệnh tuyệt đối một chiều từ trên xuống, không có sự phản hồi, càng không thể có sự phản biện xã hội dưới bất cứ hình thức nào, hoặc nếu có, thì đó chỉ là hình thức mị dân. Ở đó, quyền lực được tập trung vào độc quyền cá nhân (nhà vua) hay một nhóm người định đoạt mọi vấn đề của đất nước. Sự chuyển giao quyền lực giữa các chủ thể quyền lực là cơ chế nối truyền (gia đình, dòng tộc, hay các nhóm quyền lực cùng theo đuổi lợi ích). Dân đứng ngoài tiến trình này.
Hoàn toàn ngược lại với những điều ấy, với nhà nước pháp quyền, quyền lực là của nhân dân và chỉ ở nhân dân mà thôi.
Bản lĩnh thực hành dân chủ
Nhất quán với nguyên lý ấy, ngay trong bối cảnh phức tạp của những ngày chính quyền cách mạng còn non trẻ, phải đối phó với "thù trong, giặc ngoài", Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Đây là lần đầu tiên, mỗi công dân của đất nước vừa giành được độc lập, được thực hiện quyền làm chủ của mình.
Thành công của Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 là bầu ra Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã tỏ rõ bản lĩnh kiên quyết thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã thực hành dân chủ bằng hai phương thức: dân chủ đại diệndân chủ trực tiếp. Hai phương thức này đã và đang là một cuộc tranh luận lớn giữa những trường phái dân chủ khác nhau ở phương Tây và phương Đông. Phải với bản lĩnh Hồ Chí Minh mới có thể đồng thời vận dụng hai phương thức ấy.
Thực tế đã chứng minh là quy mô của các quốc gia hiện đại quá lớn, không thể vận dụng kiểu dân chủ trực tiếp như đã từng thực hiện với nền dân chủ thành bang ở Aten của Hy Lạp ngày xưa. Vì thế, tất yếu chỉ có thể dùng dân chủ đại diện, hoặc theo mô hình nước Anh mà Hobes và Locke đã đúc kết, Montesquieu và Rousseau đã tiếp nhận và bổ sung, Tocqueville đã phát triển thêm khi nghiên cứu về nước Mỹ.
Là một nhà cách mạng từng trải, đã hiểu rõ về phong trào cách mạng với sứ mệnh cao cả cũng như những khó khăn của tiến trình thực hiện sứ mệnh ấy, Hồ Chí Minh biết được phải làm gì với một dân tộc vừa thoát khỏi ách nô lệ và gần một trăm năm bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Là một nhà văn hoá, Hồ Chí Minh thấm nhuần những tinh hoa của văn hoá loài người, kết tinh ở những đỉnh cao trí tuệ tiêu biểu cho trình độ văn minh mà loài người đạt được vào những thời điểm lịch sử nhất định, để biết vận dụng một cách thích hợp và sáng tạo vào thực tế nước mình.
Vì thế, không phải là ngẫu nhiên mà mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, Hồ Chí Minh dẫn ra những câu tiêu biểu nhất mà Người gọi là "lời bất hủ"6 trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (năm 1791).
Đây là những câu hay nhất, thể hiện tập trung nhất khát vọng của con người, của loài người, để từ đó, nói về những "lẽ phải không ai chối cãi được". Vì rằng, bản Hiến pháp đầu tiên của loài người là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 như đã trình bày ở trên, còn hình thức lập hiến điển hình nhất là chế độ lập hiến của Pháp.
Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh trực tiếp làm "Trưởng Ban soạn thảo" là sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn những thành tựu của tiến trình lập hiến ngót 200 năm của thế giới.
Hồ Chí Minh vượt hẳn lên so với những người đương thời ở tầm tư duy và cái nhìn biện chứng. Bôn ba khắp năm châu bốn biển, hiểu rõ ngọn ngành những tinh hoa cũng như khiếm khuyết mà phong trào cách mạng đã trải qua, để khi về đến Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân mình. Tiếp nhận tinh hoa của nền văn minh phương Tây mà Người đã có nhiều năm chiêm nghiệm, học hỏi, cùng với vốn tri thức về truyền thống minh triết phương Đông, để rồi gắn kết với bản lĩnh và tri thức cách mạng, Hồ Chí Minh thấy được những vấn đề mà có thể nhiều người khác chưa thấy hoặc thấy chưa rõ.
Bằng chứng là, mãi gần 60 năm sau Tuyên ngôn Độc lập và Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, lập ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra đời Hiến pháp năm 1946, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền vẫn còn gặp không ít trở ngại do sự áp đặt máy móc và giáo điều của mô hình "chuyên chính vô sản" trong tư duy về nhà nước. Có thấm thía chuyện này mới hiểu sâu ý nghĩa của việc Hồ Chí Minh đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng của một nhà nước pháp quyền.
Ở tầm cao trí tuệ của thời đại, ngay từ những ngày đầu tiên của nền độc lập vừa giành lại, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ"! Hiến pháp đó là sự thể hiện tập trung nhất nguyên lý dân là chủ, dân làm chủ! Hồ Chí Minh tin vào dân, hiểu rõ khát vọng dân chủ của dân. Bằng việc thực thi quyền dân chủ trong cuộc phổ thông đầu phiếu bầu ra Quốc hội năm 1946, dân ta đã chứng minh với thế giới rằng, một dân tộc vừa thoát khỏi vòng nô lệ hàng trăm năm của thực dân thuộc địa, khi vùng lên dưới ngọn cờ của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã vững bước trên hành trình dân chủ.
Hồ Chí Minh hiểu rõ mục tiêu của từng chặng đường trên con đường dẫn đến lý tưởng đúc kết khát vọng của cả loài người: "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do do của tất cả mọi người". Hồ Chí Minh không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặng, với cái đích lý tưởng ở phía chân trời để tránh đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng "đốt cháy giai đoạn", gây hậu quả ngược lại với mục tiêu.
"Có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn"  Hồ Chí Minh đòi hỏi, "không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể"7, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Cơ sở xã hội của nhà nước là Dân tộc
Hiến pháp năm 1946 thể hiện rõ những yếu tố pháp quyền nổi lên trên nguyên tắc quyền lựctổ chức quyền lực. Trong nội dung của Hiến pháp này, nét nổi bật là việc kiểm soát quyền lực nhà nước chứa đựng tinh thần khoan dung của truyền thống Việt Nam với "cương lĩnh dựng nước" mở đầu nền tự chủ của Khúc Hạo năm 906: "chính sự cốt chuộng sự khoan dung, giản dị để trăm họ đều được yên vui". Phải chăng, Điều 1, Chương I của Hiến pháp năm 1946 vừa nhắc ở trên đã thể hiện rõ tinh thần ấy?
Đọc kỹ nội dung của Hiến pháp năm 1946, chúng ta càng thấy rõ hơn cơ sở xã hội của nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tộc.
Với Hồ Chí Minh, dân tộc không chỉ là địa bàn ứng dụng của lý tưởng cách mạng, mà dân tộc chính là chỗ xuất phát, mảnh đất màu mỡ và là cội nguồn sáng tạo của lý tưởng cách mạng đó. Cơ sở xã hội mới của nhà nước ấy rất rộng lớn và không hề thay đổi phạm vi trong quá trình cách mạng. Đó là phạm vi các giai cấp và tầng lớp không thay đổi, chỉ tăng lên về chất lượng để thành một tập hợp mới mạnh mẽ hơn, bền chắc hơn của khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong đó, có thể có rơi rớt người này hoặc người khác, chứ không có chuyện loại bỏ tầng lớp này hoặc tầng lớp khác theo kiểu sử dụng "bạn đường" có thời hạn, để khi cần thì vứt bỏ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong hành động, trong ứng xử với con người, với đồng bào mình của Bác Hồ, tuyệt đối không có những chuyện này. Vì Người luôn đứng trên cái nền vững chãi ấy nên mới hình thành và xác lập được tư duy độc lập và sáng tạo, luôn gắn kết với thực tế đất nước.
Qua tổ chức Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, có thể thấy rõ điều ấy trong cách vận dụng dân chủ đại diệndân chủ trực tiếp. Khi dùng dân chủ đại diện, Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn theo chỉ dẫn của C. Mác, cũng như không theo V.I. Lênin về mô hình dân chủ hội đồng, tức là dân chủ Xôviết. Qua thực tế, đã thấy rõ mô hình tháp hội đồng ấy là không ổn, vì vậy, người ta phải quay trở lại việc bầu cử theo đơn vị hành chính dân cư. Nhận ra điều đó, Hồ Chí Minh đã chủ trương tiến hành những cuộc bầu cử theo mô hình bầu cử đại diện của phương Tây có lựa chọn.
Chỉ mấy tháng sau khi giành được chính quyền ngày 19/8/1945 đã tổ chức thành công cuộc bầu cử tự do và dân chủ đối với những người ứng cử, cũng như đối với cử tri, là minh chứng sống động cho bản lĩnh Hồ Chí Minh về niềm tin không gì lay chuyển được của Người đối với ý chí và sức mạnh của dân. Và số người ứng cử lần ấy đông nhất trong những lần bầu cử Quốc hội ở nước ta tính cho đến nay.
"Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ"
Ở một đất nước mà nhà nước xuất hiện từ rất sớm và từng mang nặng "truyền thống" quan liêu, Hồ Chí Minh đã đòi hỏi phải xây dựng một "nhà nước đày tớ của dân" - điều mà nhiều nhà tư tưởng lớn của loài người đã từng ấp ủ và cũng đã được nhấn mạnh trong học thuyết của C. Mác.
Nhưng, vấn đề là Hồ Chí Minh đã sớm đưa ngay ý tưởng đó vào việc tổ chức nhà nước và cố gắng thực hiện. Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc cảnh báo ngay từ ngày chính quyền cách mạng còn trong trứng nước: "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân..."8. Và "Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"9.
Có thế nói, cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946 đã đặt nền móng cho một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, trong đó, các quyền tự do, bình đẳng về chính trị và xã hội của người công dân được công nhận và được bảo đảm bằng luật pháp. Hiến pháp năm 1946 thể hiện rất tập trung tư duy của Hồ Chí Minh về Nhà nước.
Đáng tiếc là sáu lăm năm của hành trình dân tộc phấn đấu bảo vệ vả xây dựng nhà nước của mình, nền móng ban đầu của "nhà nước pháp quyền Việt Nam" đã ít được quan tâm củng cố và xây đắp thành hình hài ngày một vững chắc hơn, mà lại dần bị chìm đi bởi sự áp đặt của mô hình "chuyên chính vô sản".
Đúng như nhận định của Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An: "Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung sau này (1959, 1980, 1992) là theo khuôn mẫu của cộng hòa Xô Viết, nó không gần với những khuôn mẫu chung của thế giới và có một số quy định cốt lõi lại xa rời với Hiến pháp năm 1946"9.
Mãi cho đến đầu những năm 1990, khái niệm "nhà nước pháp quyền" mới chính thức được đề cập trong Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (ngày 25/11/1991), bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Và rồi đến Đại hội X, Đảng chính thức khẳng định: "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân...".
Rõ ràng là, sự vận động của thực tiễn đã đòi hỏi phải trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh về Hiến pháp, phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền mà Người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng.
Bằng một chặng đường hơn nửa thế kỷ, tư duy về nhà nước pháp quyền mới được chính thức trở thành tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng nhà nước. Và rồi, hành trình gian truân của hơn nửa thế kỷ xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân do Hồ Chí Minh đặt nền móng cũng chưa thể nói là đã hoàn toàn thuận buồm xuôi gió.
Thế nhưng, sự vận động của lịch sử đã chứng minh: cuộc sống sẽ tự mở lấy đường đi cho nó. Và đến hôm nay, vấn đề sửa đổi Hiến pháp theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh đang được đặt ra gấp rút. Đây là đòi hỏi chính đáng trong sự vận động tất yếu của cuộc sống đó.
* Tiêu đề và các tiêu đề phụ do Tuần Việt Nam đặt.
_________________
Chú thích:
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 4, tr 8
2. Võ Nguyên Giáp. Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam. NXBCTQG. Hà Nội.1998, tr 22.
3, 4. Vietnamnet: Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp (ngày 24-6-2010).
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1, tr. 438-439
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr. 1
7. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 29.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 5, tr. 60.
9. Vietnamnet: Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp (ngày 24-6-2010).

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: ‘Mỹ phải làm mạnh hơn nữa’

Đăng bởi bvnpost on 04/09/2010
clip_image001
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. (Hình: Bảo Tàng LSQÐNDVN)
LTS [Người Việt]: Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916, từng giữ các chức vụ Chính Ủy Khu 1 (1947), Cục Trưởng Cục Tổ Chức Tổng Cục Chính Trị (1950); Chính Ủy Quân Khu 1 (1958), Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa (1961-1964), Ủy Viên Dự Khuyết Trung Ương Ðảng (1960-1976), Ðại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989). Ông được biết đến nhiều sau khi lên tiếng chống dự án bauxite và những chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa.
Lữ Tống (Người Việt – NV): Là người sống và làm việc lâu năm tại Bắc Kinh với cương vị Ðại Sứ, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Hoàn toàn không! Tôi sống tại Trung Quốc nhiều năm và chưa lần nào nghe họ nói về vấn đề này. Tôi cũng đã nhiều lần lục lạo thư tịch của họ để tìm hiểu xem hai quần đảo này có chủ quyền của họ không, đặc biệt là bản đồ hay những chứng cứ khác, nhưng tôi xác định là không hề có.
Trong khi đó, phía Việt Nam chúng ta có đủ hết nhưng chỉ tiếc những ông lãnh đạo Việt Nam lại không cho công bố ra những tài liệu hồ sơ đó.
NV: Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Hòa thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa thì sao?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Không có nốt. Họ chỉ vẽ ra thế thôi và tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả!


NV: Là người theo dõi chặt chẽ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, xin ông cho biết khái quát những bằng chứng ông cho là có thể đem ra tranh luận với Trung Quốc để giành lấy chủ quyền cho Việt Nam?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Việt Nam có đủ cứ liệu lịch sử. Từ Vua Minh Mạng đã có các đội công tác ra tuần tra khai thác, thực tế là Việt Nam đã quản lý. Bức bản đồ do Tướng Ðặng Chung, Phó Tổng Binh trấn thủ đảo Quỳnh Châu thuộc đảo Hải Nam ngày nay vẽ cũng ghi Hoàng Sa thuộc về An Nam. Còn thư tịch Trung Quốc thì không tìm thấy một cứ liệu nào.
Trên thực tế, thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam, quân Pháp đóng giữ Hoàng Sa, thời Việt Nam Cộng Hòa cai trị thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ. Chế độ nào thì cũng là Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc huy động lực lượng mạnh hơn, bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa, từ đó đến nay luôn rêu rao là của Trung Quốc. Theo luật biển quốc tế, hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trong hải lãnh Việt Nam.
Về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chúng ta có đủ chứng cứ pháp lý, Trung Quốc thì không. Thế nhưng báo chí Trung Quốc dựng ra hết điều này tới điều khác hòng chứng minh một cách sai sự thật rằng hai quần đảo này là của họ.
Trung Quốc có nhiều hành động công khai công bố quyết định lập huyện Tam Sa và còn “dạy dỗ” chúng ta nên im lặng, không nên đem vấn đề tranh chấp ra ánh sáng vì hòa bình hữu nghị.
Hữu nghị, sao lại dùng lực lượng mạnh liên tục tấn công chiếm bằng được cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của Việt Nam?
Hữu nghị, sao lại dùng lực lượng lớn hơn bắn đắm tàu hải quân và giết hại 74 thủy thủ ra tiếp tế cho Trường Sa của Việt Nam ngày 14 Tháng Tư, 1988?
Hữu nghị, sao không trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam?
Máu của những chiến sĩ này [Việt Nam Cộng Hòa, trận Hoàng Sa 1974 - NV] đổ ra là đổ cho tổ quốc, phải tuyên dương, phải xem họ ngang với tất cả liệt sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam chứ chưa nói tới việc dùng cái chết của họ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam.
clip_image002
Tượng của nhà hàng hải Trung Quốc, Trịnh Hòa, tại Stadthuys, Melaka. Phía Trung Quốc nói Tướng Trịnh Hòa từng thu thập được nhiều dữ liệu về Hoàng Sa, nhưng Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, khẳng định: “Không có. Họ chỉ vẽ ra thế thôi và đó chỉ là hàng giả!” (Hình: Wikimedia.org)
NV: Ông vừa nhắc đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa và những người lính của chế độ này đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa. Theo ông, chính quyền hiện nay có nên công nhận sự hy sinh của họ một cách công khai, nhằm xác định chủ quyền Hoàng Sa của ta đã bị Trung Quốc đánh chiếm không?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cho rằng đây là một câu hỏi rất tốt. Nó vừa nói lên tinh thần trong ngoài đều là anh em vì cùng là người Việt Nam. Máu của những chiến sĩ này đổ ra là đổ cho tổ quốc, phải tuyên dương, phải xem họ ngang với tất cả liệt sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam chứ chưa nói tới việc dùng cái chết của họ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam.
Ðây là chân lý, của tôi tôi mới đổ máu bảo vệ chứ! Các anh tới đây giết người cướp đất là chuyện rành rành ra rồi.
NV: Ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam nên có những quyết sách cứng rắn hơn với Trung Quốc, thế nhưng, hiện Bắc Kinh đã mạnh lên rất nhiều và cấp lãnh đạo Việt Nam luôn cho rằng giữ hòa bình hữu nghị với láng giềng vẫn tốt hơn đối đầu với họ?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Người dân Việt Nam luôn luôn muốn sống trong hòa bình hữu nghị nhưng hữu nghị cũng phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ quốc. Nếu lãnh đạo không thể lên tiếng công khai vào lúc này thì phải khuyến khích báo chí lên tiếng. Hãy tạo điều kiện để các nhà khoa học đưa ra chứng lý lịch sử. Cứ để cho quần chúng biểu tình một cách hòa bình, phản đối khi quốc gia bị xâm phạm. Lãnh đạo không nên dập tắt tinh thần yêu nước của họ.
Lãnh đạo hiện nay phải biết rằng, “quan nhất thời, dân vạn đại.” Ðiều gì cũng có thể tha thứ, nhưng bán nước hay có thái độ hèn nhát trước ngoại bang, dù bất cứ lý do gì, cũng đều bị lịch sử phê phán và không bao giờ được tha thứ. Các ông lãnh đạo hãy nhớ cho kỹ điều này. Lịch sử đã có nhiều gian thần bán nước. Lịch sử phê phán chúng và lịch sử sẽ lặp lại.
NV: Cách đây không lâu, Ðại Sứ Tề Kiến Quốc từng lên tiếng tại Hà Nội, cho rằng hai nước không nên đem chuyện tranh chấp chủ quyền ra một cách công khai, vì làm như thế ảnh hưởng đến tình hữu nghị Việt Trung. Thiếu tướng đã có phản ứng thế nào về những tuyên bố này?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi đã viết một bức thư trả lời ông Ðại Sứ Tề Kiến Quốc về việc này và tôi đã nhấn mạnh đến việc Trung Quốc luôn luôn muốn tấn công Việt Nam nhưng lại dùng mỹ từ để che mắt thiên hạ. Ví dụ, ông Tề Kiến Quốc bảo rằng Trung Quốc không muốn đánh Việt Nam, hay không dám đánh Việt Nam vì điều này điều nọ. Ông nói: “Trung Quốc muốn làm nước lớn có hình ảnh đẹp, không thể dùng thủ đoạn chiến tranh đối với láng giềng.” Ông chỉ nói đúng một nửa. Tôi cho ông ta thấy điều ông ấy nói là gian dối.
Năm 1979, Trung Quốc huy động mấy quân đoàn đánh Việt Nam, tàn phá ba tỉnh biên giới Việt Nam, giết hại vô số nhân dân vô tội. Lại nói là “dạy cho Việt Nam một bài học.” Việt Nam có xâm phạm Trung Quốc đâu? Việt Nam phạm tội gì mà phải dạy, có chăng là tội không tuân phục Trung Quốc, không đáp ứng những yêu cầu vị kỉ của Trung Quốc?
Rồi hai cuộc chiến Trường Sa và Hoàng Sa thì sao? Ai là người tấn công trước và chiếm giữ hai nhóm đảo này rồi vơ vào cho là của mình? Không phải Trung Quốc ư? Thật đúng như người ta từng nói “Ðừng chỉ nghe lời người Trung Quốc nói, hãy xem việc họ làm.”
NV: Theo kinh nghiệm của ông, đối với vấn đề thương lượng biển đảo cũng như trên đất liền giữa bộ Ngoại Giao Việt Nam và Trung Quốc, thì Việt Nam có lợi dụng được thế mạnh nào để đối phó với họ hay không?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Nói thật ra những người lãnh trọng trách thương lượng với Trung Quốc đa số đều không thông hiểu vấn đề, nhất là những quá trình lịch sử xảy ra trong hàng ngàn năm nên Trung Quốc cứ lấp liếm, cứ lấy sức ép để lấn lướt chúng ta.
Hơn nữa, họ đã có mưu đồ xâm cư Việt Nam nhiều chỗ lắm. Họ nói đàm phán với nhau trên cơ sở hiện tại thôi, và vì đại cục. Nhiều đời lãnh đạo của Việt Nam đã không kiên quyết cộng với việc những người nhận trách vụ thương thảo không hiểu rõ quá trình xâm canh xâm cư của họ nên họ mới lọt vào bẫy của Trung Quốc.
NV: Những biến chuyển vài ngày gần đây khi hạm đội Hoa Kỳ ghé thăm Ðà Nẵng và Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố không đứng bên ngoài nhìn Trung Quốc lũng đoạn Biển Ðông. Những sự kiện như vậy có làm cho Việt Nam vững niềm tin hơn khi thương thuyết với Trung Quốc?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Dĩ nhiên đây là tín hiệu hết sức đáng lạc quan vì ít ra Việt Nam cũng an tâm rằng quốc tế hóa vấn đề Biển Ðông sẽ dễ dàng hơn cho Việt Nam. Tôi dám tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ nổi giận và sẽ có thái độ phản kháng. Chúng tôi nghĩ rằng Mỹ phải làm mạnh hơn nữa mới giảm được ý đồ bá quyền của Trung Quốc được.
NV: Xin cám ơn ông.
Nguồn: Nguoiviet